Kiểm toán nội bộ – Nghề bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp

Kiểm Toán Nội Bộ Tin Kế Toán - Tài Chính
Facebook0
LinkedIn

Kiểm toán nội bộ – Nghề bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp

Theo quan điểm trước đây, kiểm toán nội bộ (KTNB) chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên, vai trò của KTNB hiện đại được mở rộng, bao gồm công tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

Là người “bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp”, KTNB giữ vai trò “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế công ty. KTNB là người “giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ” trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết. Là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp, KTNB đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích.

Nhờ đó, ban giám đốc và hội đồng quản rị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn mọi khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vựơt quá tầm kiểm soát của họ. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, trong các công ty có bộ phận KTNB, thường khả năng gian lận thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Và do vậy, kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) phải làm nhiệm vụ của nhà tư vấn kiểm soát và kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ pháp luật, nội quy và chính sách điều hành; kiểm tra kế toán và tài chính.

KTVNB là một dạng đặc biệt của nghề kiểm toán (bên cạnh kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước), mà “khách hàng” duy nhất là chính công ty mình đang làm việc.

Cơ hội thăng tiến của KTVNB

Do được tiếp cạn với tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức để thực hiưnự chức năng kiểm tra, phân tích, đánh giá và tư vấn, vô hình trung, KTVNB có được vị thế mà nhân viên ở những bộ phận khác trong tổ chức không có được. Vì thế, khi hoạt động KTNB ngày càng hoàn thiện và phát triển thì phòng KTNB chính là một môi trường thực hành lý tưởng để đào tạo các giám đốc công ty trong tương lai. Thực tế chứng minh, nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đã sử dụng phòng KTNB như là nơi ướt mầm và rèn luyện các tài năng lãnh đạo của mình.

KTVNB là một nghề đòi hỏi kỹ năng và đạo đức rất cao. Vì thế chỉ khi người làm KTNB có đủ tính chuyên nghiệp và chứng nhận đào tạo bài bản, có thâm niên thực tế thì năng lực và danh hiệu mới được công nhận. Hiện Việt Nam chưa có tổ chức nghề nghiệp dành cho KTVNB nhưng trên thế giới Viện KTNB (IIA) đã hình thành từ năm 1941. Tổ chức này có trụ sở chính tại Hoà Kỳ và hơn 122.000 hội viên trên toàn cầu.

Trong một doanh nghiệp, trưởng bộ phận KTNB thường là giám đốc chức năng kiểm soát của doanh nghiệp, bên cạnh giám đốc các bộ phận chức năng khác. Nhưng khác với các phòng ban chức năng khác trưởng bộ phận KTNB có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tất cả các phòng ban chức năng này là báo cáo trực tiếp với hội đồng quản trị, ban kiểm soát, và tổng giám đốc.

Bảy lý do để bạn chọn nghề KTNB

1. Bạn nắm giữ trọng trách là người giữ gìn và làm tăng giá trị doanh nghiệp;
2. Bạn sẽ luôn được tìm hiểu, khám phá;
3. Thế giới cơ hội việc làm của bạn ngày rộng mở;
4. Kiến thức thực tiễn của bạn gia tăng nhanh chóng;
5. Bạn sẽ được “đi du lịch” liên tục. Cơ hội vàng để nâng cao kiến thức;
6. Có quan hệ rộng rãi với mọi phòng ban, bộ phận, chi nhánh…trong toàn công ty và được tôn trọng trong doanh nghiệp;
7. Thu nhập tương đối cao.

Năm tố chất giúp bạn thành công trong nghề KTNB.

1. Độc lập, vững vàng và kiên định, thận trọng, trách nhiệm cao;
2. Có khả năng lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
3. Có óc quan sát và tư duy phân tích cao, (nhìn ra được cái bất thường ẩn giấu giữa muôn vàn cái bình thường), không ngừng tìm tòi, học hỏi;
4. Giỏi tính toán, yêu thích con số, đam mê việc kiểm tra đối chiếu số liệu…(dù với nhiều người, các số liệu khô khan và những phép tính nhức đầu);
5. Có khả năng chịu áp lực cao. Lượng công việc nhiều, thời gian gấp rút, sự kỳ vọng cao của người khác vào phán quyết buộc phải đúng đắn sáng suốt của KTVNB…tạo một chuỗi áp lực thường trực lên công việc và cuộc sống của KTVNB.

Tố chất cần phải có để trở thành một KTVNB chuyên nghiệp.

– Thông minh, nhạy bén nhưng cũng phải kiên nhẫn, cẩn thận;
– Thận trọng nhưng quyết đoán, có óc phân tích và phê phán;
– Đam mê nghề nghiệp, đặc biệt là thích khám phá rủi ro, sai sót, gian lận;
– Có kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin tốt.

Yếu tố cần phải có để trở thành một KTVNB chuyện nghiệp.

Quá trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của một KTVNB không thể tách rời những tinh hoa của các ngành khoa học quản lý dành cho một doanh nghiệp, cơ bản cũng như ứng dụng, truyền thống cũng như hiện đại để hiểu biết về hoạt động kinh doanh của công ty và không ngừng cập nhật kiến thức nghề nghiệp. Trong đó, kiến thức về khoa học quản trị kinh doanh và pháp luật là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, KTV nội bộ phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực, am hiểu chi tiết nhưng có tầm nhìn tổng quan, khả năng nhìn thấy “cái bất thường trong cái tưởng như bình thường”.

Tiếp cận được những kiến thức nghề nghiệp cốt lõi, cập nhật, là những tinh hoa, chắt lọc từ những chương trình đào tạo kiểm toán quốc tế. Những kiến thức này cùng với những trải nghiệm nghề nghiệp bản thân sẽ là hành trang cần thiết cho sự thành công.

Dù không có những tiêu chuẩn ngành về yêu cầu trình độ nghề nghiệp của một KTVNB. Nhưng thực tế cho thấy, các KTVNB quốc tế thường xuất thân từ các công ty kiểm toán độc lập, có bằng cử nhân tài chính hay quản trị và chứng chỉ Kiểm toán viên Công chứng (CPA) hay chứng chỉ KTVNB (CIA).

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố về trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, một yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể trở thành một KTVNB chuyên nghiệp, đó là phải có cái “dũng” và cái “tâm”, để bền lòng, vững bớc trước mọi nguy nan cám dỗ khi mà có lúc người KTVNB phải đối diện với những hành vi gian lận và phạm pháp.

THS. Nguyễn Văn Hội (Tạp chí Kế toán)

Facebook0
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.