Đó là nhận định của ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Điều hành Smart Train, Đại diện ủy quyền đào tạo duy nhất của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Mỹ (IIA) tại Việt Nam về triển vọng phát triển của kiểm toán nội bộ (KTNB) ở Việt Nam. Tạp chí Chứng khoán xin giới thiệu toàn văn ý kiến của ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Tạp chí Chứng khoán xoay quanh chủ đề này.
Kiểm toán nội bộ (KTNB) là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Bên cạnh vai trò như một “hàng phòng thủ” giúp doanh nghiệp phát hiện, giảm thiểu sai sót, quản lý tốt các rủi ro, KTNB trong các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) còn giúp gia tăng niềm tin của các cổ đông và nhà đầu tư vào sự minh bạch và an toàn trong công tác quản trị điều hành doanh nghiệp, giúp tăng uy tín và giá trị cho doanh nghiệp.
So với các nước phát triển, hoạt động KTNB ở Việt Nam hiện mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Khung pháp lý quy định về hoạt động KTNB còn thiếu, nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của KTNB chưa rõ ràng, chưa thật sự quan tâm đầu tư và sử dụng kết quả của KTNB. Cộng đồng nhân sự KTNB tại Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng đủ số lượng và chất lượng chuyên môn. Nhiều kiểm toán viên nội bộ chưa được đào tạo đúng và đủ chuyên môn nghiệp vụ về KTNB cũng như đạo đức nghề nghiệp và chưa có Hiệp hội nghề nghiệp dành cho KTNB để kiểm toán viên nội bộ có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật kiến thức nghiệp vụ một cách thường xuyên và bài bản. Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập kinh tế và đầu tư, KTNB sẽ được đề cao và sẽ phát triển nhanh trong thời gian ngắn sắp tới.
Để hoạt động KTNB ngày càng phát triển, chúng tôi mong cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động KTNB cũng như có những hỗ trợ để hình thành Hiệp hội nghề nghiệp về KTNB tại Việt Nam. Về phía các doanh nghiệp, cần đầu tư nhiều hơn cho công tác đào tạo nghiệp vụ cho KTNB cũng như quan tâm đầu tư, sử dụng KTNB như là một người cố vấn nội bộ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời, các kiểm toán viên nội bộ cần chú trọng tích lũy kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn hành nghề quốc tế. Đặc biệt, việc sở hữu chứng chỉ hành nghề được công nhận trên toàn cầu như chứng chỉ kiểm toán nội bộ CIA, sẽ giúp đội ngũ chuyên viên KTNB khẳng định lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới.
So với các nước phát triển, hoạt động KTNB ở Việt Nam hiện mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Khung pháp lý quy định về hoạt động KTNB còn thiếu, nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của KTNB chưa rõ ràng, chưa thật sự quan tâm đầu tư và sử dụng kết quả của KTNB. Cộng đồng nhân sự KTNB tại Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng đủ số lượng và chất lượng chuyên môn. Nhiều kiểm toán viên nội bộ chưa được đào tạo đúng và đủ chuyên môn nghiệp vụ về KTNB cũng như đạo đức nghề nghiệp và chưa có Hiệp hội nghề nghiệp dành cho KTNB để kiểm toán viên nội bộ có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật kiến thức nghiệp vụ một cách thường xuyên và bài bản. Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập kinh tế và đầu tư, KTNB sẽ được đề cao và sẽ phát triển nhanh trong thời gian ngắn sắp tới.
Để hoạt động KTNB ngày càng phát triển, chúng tôi mong cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động KTNB cũng như có những hỗ trợ để hình thành Hiệp hội nghề nghiệp về KTNB tại Việt Nam. Về phía các doanh nghiệp, cần đầu tư nhiều hơn cho công tác đào tạo nghiệp vụ cho KTNB cũng như quan tâm đầu tư, sử dụng KTNB như là một người cố vấn nội bộ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời, các kiểm toán viên nội bộ cần chú trọng tích lũy kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn hành nghề quốc tế. Đặc biệt, việc sở hữu chứng chỉ hành nghề được công nhận trên toàn cầu như chứng chỉ kiểm toán nội bộ CIA, sẽ giúp đội ngũ chuyên viên KTNB khẳng định lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới.
Bảo Linh thực hiện