[ THAM KHẢO ] – Chi tiết quy trình kiểm toán nội bộ

Kiểm Toán Nội Bộ Tin Kế Toán - Tài Chính
Facebook0
LinkedIn

Đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích sau đây cho những ai đã đang trên con đường trở thành kiểm toán viên nội bộ, với quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ được định nghĩa theo chuẩn mực IIA là “hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải tiến các hoạt động của tổ chức”. Theo đó, trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có vai trò hỗ trợ các tổ chức đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và quy trình quản trị. Vậy chi tiết quy trình kiểm toán nội bộ là gì ?

Sau đây là 5 bước cơ bản…

1. Xây dựng nền tảng kiểm toán nội bộ

Đây là bước cơ bản đầu tiên phải có trong quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết. Ở bước này, kiểm toán viên cần:

  • Xác định các lợi ích của KTNB
  • Xây dựng nhiệm vụ và thực hiện điều lệ (nếu cần).
  • Xây dựng kế hoạch chiến lược.

2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ chi tiết

Sau khi đã xây dựng được nền tảng cơ bản cho kiểm toán nội bộ chi tiết, kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch cụ thể cho những nền tảng đó. Để thực hiện được bước này, kiểm toán viên cần:

  • Ghi nhận được mục tiêu kinh doanh và kỳ vọng các bên.
  • Đánh giá rủi ro tổng thể.
  • Xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ năm.
  • Lập kế hoạch thực hiện kiểm toán.

3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ chi tiết

Có nền tảng, có kế hoạch, bước tiếp theo mà các kiểm toán viên cần làm là triển khai những gì mình đã đề ra, hay còn gọi là thực hiện kế hoạch. Để thực hiện được những kế hoạch đã đề ra, kiểm toán viên sẽ:

  • Xác định phạm vi cần rà soát
  • Xác định phương pháp tiếp cận. Các phương pháp được ứng dụng phổ biến là:

+ Xác định phạm vi kiểm tra => Thực hiện kiểm tra => Hoàn thành

+ Đánh giá => Phân tích => Khuyến nghị

Xem thêm: Hội thảo “Triển khai chức năng Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết”

4. Báo cáo kiểm toán nội bộ chi tiết

Để tổng hợp lại những gì mình làm được qua 3 bước trên và cũng là để đồng nghiệp cũng như cấp trên nắm được tình hình, kiểm toán viên cần hoàn thiện một báo cáo kiểm toán nội bộ. Báo cáo này bao gồm:

  • Một bảng báo cáo chi tiết các công việc đã thực hiện, các công việc đã hoàn thành.
  • Bảng tổng kết quá trình kiểm toán nội bộ chi tiết.
  • Song song đó, kiểm toán viên cần theo dõi và cập nhật các khuyến nghị kiểm toán.

5. Đảm bảo chất lượng kiểm toán nội bộ chi tiết

Hoàn thành được các bước trên, kiểm toán viên cũng không thể bỏ qua khâu quan trọng cuối cùng, có vai trò đánh giá kết quả chung của quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết, đó là đảm bảo chất lượng. Theo đó, quá trình đảm bảo chất lượng kiểm toán nội chi tiết được tiến hành qua các công việc:

  • Khảo sát mức độ hài lòng
  • Đánh giá hiệu quả công việc
  • Đánh giá chất lượng nội bộ
Xem thêm: Kiểm Toán Nội Bộ Và Sự Phát Triển Tất Yếu

Hiểu và nắm được quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết là cơ sở để kiểm toán viên cũng như những nhà quản lý, người lãnh đạo có thể hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ và đưa bộ máy KTNB của doanh nghiệp hoạt động theo hướng tích cực. Từ những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã phần nào mang tới cho bạn những hiểu biết cụ thể hơn về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế, cái cụ thể ấy vẫn chưa là gì so với kiến thức bao la, rộng lớn về kiểm toán nội bộ.

Facebook0
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.