Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp phải tuân thủ đủ 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, về tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được cùng lúc đảm nhận các công việc của nhóm đối tượng kiểm toán nội bộ. Đồng thời, đơn vị cần cam kết rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất kỳ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ làm báo cáo và đánh giá.
Thứ hai, về tính khách quan: Khi kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề KTNB
Trên cơ sở các nội dung thu thập được từ hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, người kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan, độc lập cùng nhiều khuyến nghị về những nội dung như:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị;
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao;
- Nhóm mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược, kế hoạch cũng như nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Theo Tạp chí tài chính