Kiểm toán viên nội bộ cần ngày càng nâng cao chuyên môn.

IIASB xem xét ý kiến của công chúng về Chuẩn mực kiểm toán nội bộ toàn cầu

Kiểm Toán Nội Bộ Tin tức chung
Facebook0
LinkedIn

(BKTO) – Viện Kiểm toán viên nội bộ quốc tế (IIA) vừa qua cho biết, Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế (IIASB) đã hoàn tất việc xem xét ý kiến của công chúng về Chuẩn mực kiểm toán nội bộ (KTNB) toàn cầu.

Dưới sự hướng dẫn của chủ tịch IIASB Naohiro Mouri và cựu chủ tịch IIASB J. Michael Peppers, 21 thành viên Ủy ban cùng 4 cố vấn đặc biệt, đại diện cho 21 quốc gia, đã tiến hành phân tích gần 19.000 ý kiến đóng góp, đánh giá dữ liệu và xây dựng, sửa đổi các chuẩn mực. Dữ liệu cho thấy, tỷ lệ ý kiến không đồng tình với các chuẩn mực mới khá thấp (từ 6% đến 16% đối với các phần khác nhau).

Kiểm toán viên nội bộ cần ngày càng nâng cao chuyên môn.
Kiểm toán viên nội bộ cần ngày càng nâng cao chuyên môn. Ảnh: ST

Thăng tiến nghề nghiệp Kiểm toán Nội bộ với CIA (Certified Internal Auditor) [Khai giảng CIA: 11/05/2024]

IIASB nhấn mạnh, các vấn đề được quan tâm nhiều nhất gồm ý kiến giảm bớt tính bắt buộc, máy móc của các chuẩn mực; khả năng áp dụng chuẩn mực trong khu vực công và các chức năng KTNB; một số thuật ngữ còn thiếu hoặc mơ hồ khi xác định mục đích của KTNB; yêu cầu về thời gian đào tạo chuyên môn và năng lực đối với kiểm toán viên nội bộ; yêu cầu về trách nhiệm đối với quản lý cấp cao; các biện pháp đo lường hiệu quả hoạt động KTNB; yêu cầu kiểm toán viên nội bộ đưa ra khuyến nghị liên quan đến các phát hiện…

Các nội dung lớn được đề xuất thay đổi gồm, thứ nhất, tên gọi “Chuẩn mực quốc tế về thực hành chuyên môn KTNB” được đổi tên thành “Chuẩn mực KTNB toàn cầu”.

Thứ hai, 6 yếu tố của bộ Khung chuẩn mực KTNB quốc tế hiện tại (sứ mệnh, định nghĩa, quy tắc đạo đức, nguyên tắc cốt lõi, chuẩn mực và hướng dẫn thực hiện) được đưa vào Chuẩn mực KTNB toàn cầu; được chia thành 5 lĩnh vực chỉ rõ hơn các vai trò, trách nhiệm của KTNB.

Thứ tư, lần đầu tiên định nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của KTNB được kết hợp chặt chẽ với nhau, nhấn mạnh đến cách KTNB giúp các tổ chức phục vụ lợi ích công chúng nhiều nhất có thể.

Thứ năm, quy tắc đạo đức đã được đưa vào vấn đề đạo đức và tính chuyên nghiệp của Chuẩn mực. Ngoài ra, lĩnh vực này còn bao gồm các Chuẩn mực về sự cẩn trọng nghề nghiệp, thái độ hoài nghi nghề nghiệp và các yêu cầu tối thiểu để tiếp tục phát triển chuyên môn đối với tất cả các kiểm toán viên nội bộ.

Thứ sáu, định nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ “hội đồng quản trị” cũng như vai trò, trách nhiệm của hội đồng quản trị trong việc điều hành chức năng KTNB được làm rõ hơn. Chúng bao gồm các trách nhiệm liên quan đến giám sát hoạt động của trưởng bộ phận KTNB và chức năng KTNB.

Thứ bảy, có những yêu cầu mới đối với công tác quản trị chất lượng, bao gồm các yêu cầu đối với sự giám sát của hội đồng, đặc biệt yêu cầu ít nhất một chuyên gia trong cuộc kiểm toán độc lập phải là kiểm toán viên nội bộ công chứng.

Thứ tám, các chuẩn mực đặc biệt quan tâm đến khu vực công, thông tin hỗ trợ kiểm toán viên nội bộ trong khu vực công được đề cập cụ thể hơn.

Thứ chín, quy trình thiết lập chuẩn mực nghiêm ngặt, tập trung nhiều hơn vào các bên liên quan và lợi ích công. Theo đó, lợi ích công được cân nhắc kỹ hơn trong quá trình thiết lập chuẩn mực mới.

Thứ mười, các thuật ngữ mới và bảng thuật ngữ được sửa đổi, mở rộng hơn; các chuẩn mực đề xuất giới thiệu và xác định các thuật ngữ thường được sử dụng khi thực hiện dịch vụ KTNB.

Ông Michael Peppers cho biết: “Các thành viên của IIASB cùng chuyên gia của IIA đã dành nhiều thời gian để xem xét phản hồi của công chúng và giải quyết các vấn đề được xác định, góp phần cung cấp các chuẩn mực mới nhằm nâng cao chất lượng và tác động của hoạt động KTNB”./.

Nguồn: Báo Kiểm Toán 

Facebook0
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.