Covid-19 có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư? John Kattar đã tìm hiểu các tác động của đại dịch này trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với thị trường tài chính.
Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí Kế toán và Kinh doanh tại Vương quốc Anh vào tháng 5 năm 2020.
Sự biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong những tuần gần đây nhằm phản ứng với tốc độ lan rộng chưa từng có của Covid-19. Trên thực tế, không có nhà đầu tư nào biết chắc được tác động của cuộc khủng hoảng. Mối quan tâm được là rõ ở ba cấp độ khác nhau:
Ngắn hạn
Xét trên thời gian và tầm quan trọng, đầu tiên phải kể đến những tác động ngắn hạn – những thay đổi trong vài quý tới. Nền kinh tế toàn cầu đã đóng cửa một cách hoàn toàn. Do đó, một số công ty đầu tư hàng đầu hiện nay dự đoán sự sụt giảm mức tăng trưởng kinh tế hiện tại có thể vưc dậy được như cuộc Đại suy thoái của những năm 1930. Nhưng điều dễ thấy là thu nhập và doanh thu ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Một ẩn số rất được quan tâm là giá cổ phiếu sụt giảm phản ánh hiện tượng này như thế nào?
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ số S&P 500 đã chạm đáy vào năm 1941. Điều này xảy ra trước khi chiến tranh kết thúc, nhưng chỉ vài tháng trước khi cục diện chiến tranh thay đổi, khơi mào ở Thái Bình Dương và sau đó lan ra những nơi khác. Với khả năng kỳ diệu của thị trường tài chính trong việc lường trước những điều dường như không thể biết trước, Nhiều kỳ vọng cho rằng Phố Wall sẽ đoán trước được sự kết thúc của cuộc khủng hoảng trước Main Street.
Trung hạn
Điều quan tâm tiếp theo là trong tương lai trung hạn. Điều gì sẽ xảy ra sau vài quý tiếp theo? Đến một lúc nào đó cuộc khủng hoảng sẽ qua đi, nền kinh tế, thị trường và cuộc sống sẽ dần trở lại bình thường. Điều đáng buồn là không phải tất cả các công ty đều có thể tồn tại đến ngày đó. Vì vậy các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu dòng tiền và bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp có đủ mạnh để chống chọi với tình thế trước mắt hay không. Họ xem xét kỹ lưỡng các thông tin được tiết lộ để có thể hiểu các khoản nợ phải trả và bản chất của các khoản vay đột xuất của doanh nghiệp. Họ cũng hết sức để ý từng lời nói của ban lãnh đạo công ty để biết được liệu một kế hoạch đáng tin cậy có xuất hiện trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu này hay không. Nhiều giám đốc điều hành đang chọn cách né tránh với các nhà đầu tư vào thời điểm này. Lí giải cho điều này nhờ vào một số doanh nghiệp đang cố gắng hiểu được những tác động của những tin tức xấu. Nhưng đối với một số công ty có nhu cầu rõ ràng và cấp bách phải tham gia thị trường trước khi các nhà đầu tư cảnh báo điều tồi tệ nhất. Lời khuyên dành cho các công ty là hãy luôn cập nhật tin tức thường xuyên. Nếu bạn không hiểu điều gì đang diễn ra, thì đừng ngạc nhiên nếu kế hoạch của bạn bị nhấn chìm bởi sự gia tăng của làn sóng tin tức giả.
Dài hạn
Cuối cùng, điều lo lắng nhất là sự thay đổi cấu trúc mà cuộc khủng hoảng này sẽ mang lại. Câu nói “cuộc sống sẽ không giống như cũ nữa” thường bị xem là bịa đặt nhưng thật đúng trong hoàn cảnh này.
Ví dụ điển hình về lĩnh vực hiện đang được đánh giá cao là chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm gia tăng những rạn nứt trong hệ thống đã hình thành kể từ khi bắt đầu loạt tranh chấp thương mại gần đây. Ngày càng có nhiều mối lo ngại rằng chế độ cung ứng ra nước ngoài sử dụng trong vài thập kỷ qua đã dẫn đến rủi ro có hệ thống và sự không bền vững. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã bị ảnh hưởng nặng nề do phần lớn thuốc và thiết bị trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Nguồn cung của một số mặt hàng quan trọng này dường như bốc hơi chỉ trong một đêm do nền kinh tế Trung Quốc ngừng hoạt động. Đại dịch đã làm cho Trung Quốc phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, có một điều chắc chắn là Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ chuyển sang xu hướng tự sản xuất để không lặp lại tình huống này.
Một lĩnh vực khác có khả năng thay đổi cơ cấu khó dự đoán nhưng lại có tác động lâu dài hơn. Đó là vai trò của chính phủ và các tổ chức bán chính phủ (chẳng hạn như ngân hàng trung ương) trong nền kinh tế và xã hội của chúng ta.
Lịch sử dạy chúng ta rằng các chính trị gia hiếm khi bỏ lỡ một cuộc khủng hoảng nào và các biện pháp ‘tạm thời’ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tức thời có thể có ý nghĩa dài hạn. Giữa cuộc Đại suy thoái, Franklin D Roosevelt đã đưa ra Thỏa thuận mới. Điều này thể hiện mức độ can thiệp vô song của chính phủ vào nền kinh tế Hoa Kỳ – và sự khởi đầu của một xu hướng lâu dài đối với nền chính trị lớn và năng động.
Mặc dù các biện pháp chính sách có thể là cần thiết để cứu mạng sống và mang lại một số hy vọng cho sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, nhưng chúng ta cần phải đề phòng khả năng một số quyền lực mới này trở thành một phần tiêu chuẩn trong bộ công cụ của chính phủ đến những năm.
Tất cả chúng ta đều quan tâm đặc biệt đến tình hình hiện tại và kỳ vọng tình hình lạc quan hơn. Một khi dân số toàn cầu có được khả năng miễn dịch quy mô lớn, vi rút có khả năng biến mất hoặc trở nên lành tính chỉ gây ra cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Thật khôn ngoan khi đặt cược vào khả năng phục hồi và sự khéo léo của loài người để chiến thắng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Đến cuối cùng , đại dịch Covid-19 sẽ chứng minh điều tương tự.
Nguồn ACCA