Bất ngờ những nông dân livestream chuyên nghiệp

Tin tức chung
Facebook0
LinkedIn

Với những người nông dân, livestream bán hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử đang là một giải pháp hữu hiệu, gia tăng doanh thu.

Biết kinh doanh online chuyên nghiệp

Cử người đến tận nơi đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ, người dân được làm quen với thương mại điện tử, hướng dẫn từ cách chụp ảnh sản phẩm, viết content (nội dung), xây dựng các kịch bản marketing bán hàng, lựa chọn kênh bán, livestream,… Mỗi nông dân đang được đào tạo để trở thành một chủ doanh nghiệp, chủ động nắm thông tin thị trường, mở rộng kênh phân phối, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Xác định sẽ “không làm hộ”, các nhân viên bưu điện hướng dẫn, đào tạo bà con biết kinh doanh online thực thụ.

Thời gian gần đây nông sản Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình khi hàng loạt sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử. Đây là giải pháp tạo liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trên toàn quốc, giảm bớt các khâu phân phối trung gian.

Đồng thời, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Bất ngờ những nông dân livestream chuyên nghiệp - ảnh 1
Nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử

Tận dụng lợi thế về hạ tầng và mạng lưới cùng đội ngũ nhân viên, ngành bưu điện đang đồng hành cùng bà con nông dân trong hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, tạo một kênh bán hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp, nhằm nâng cao giá trị hàng Việt vươn ra thế giới trong cuộc chơi lớn.

Ngày 30/10, Vỏ Sò ký kết hợp tác với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TƯ trong việc xúc tiến thương mại các sản phẩm trong chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đặc sản (One Commune, One Product hay OCOP) trên mạng lưới kênh phân phối là sàn Voso.vn. Đây là sàn thương mại đầu tiên có phần riêng dành cho các sản phẩm OCOP.

Gian hàng OCOP được đặt vị trí trung tâm trên sàn thương mại Voso, hưởng các chính sách ưu đãi tốt nhất của sàn và có nhân viên chuyên trách chăm sóc gian hàng, hỗ trợ bán hàng, vận hành cho từng nhà cung cấp.

Song song với đào tạo, chuỗi hội thảo của dự án “Phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử do phụ nữ làm chủ trong khuôn khổ dự án GREAT với xu hướng cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0” được triển khai tại nhiều tỉnh thành như Sơn La, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình.

Từ các hội thảo này, người nông dân bước đầu được tiếp cận, thay đổi tư duy về kinh doanh sản vật vùng miền cho địa phương và bà con dân tộc thiểu số. Sàn thương mại điện tử trực tiếp “cầm tay chỉ việc” họ cách bán hàng online.

Tới nay, Vỏ Sò có hơn 60.000 nhà cung cấp, trong đó 70% là nhà cung cấp các đặc sản, sản vật. Đơn vị này đã tiếp cận và hỗ trợ gần 1000 nhà cung cấp tại tất cả tỉnh thành, bao gồm miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc cải thiện kiến thức và kỹ năng bán hàng.

Tỷ lệ tiếp xúc người bán OCOP có nơi lên tới 97%, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ ký hợp đồng với VOSO trung bình trên 50%. Năng lực tự quản lý và bán hàng của bà con nông dân có nhiều cải thiện, chất lượng hình ảnh và bao bì đóng gói tăng cao, nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.

Hà Nội, Bến Tre, Đồng Tháp, Sơn La, Thái Nguyên là những tỉnh, thành có số lượng sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất.

Xem thêm: Những Đại Gia Việt Đang Nắm Giữ Hàng Chục Nghìn Tỷ Đồng Tiền Mặt

Số hóa đặc sản Việt

Để nông sản Việt ngày càng được nhiều người biết tới, Vỏ Sò đang thực hiện số hóa đặc sản Việt và giới thiệu văn hóa, quảng bá hình ảnh địa phương, tiềm năng du lịch.

Trên bản đồ này sẽ hiển thị tọa độ của địa danh du lịch, vùng trồng và các cơ sở của nhà cung cấp, quy trình sản xuất, các video giới thiệu sản phẩm. Phiên bản 1 dự kiến ra mắt 1/1/2021 và thường xuyên được cập nhật, cải tiến, các sản phẩm được chứng nhận OCOP sẽ xuất hiện trên bản đồ và được chia sẻ rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông số.

Bất ngờ những nông dân livestream chuyên nghiệp - ảnh 2
Bản đồ đặc sản Việt Nam đang được triển khai

Về dài hạn, đơn vị này mong muốn cùng Văn phòng điều phối Nông thôn mới TƯ và các đơn vị đồng hành xây dựng cổng tiếp nhận thông tin đăng ký sản phẩm OCOP, thư viện phổ biến chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng bán hàng, quảng cáo và cập nhật bản tin thị trường cung cấp các tiện ích cho người nông dân, giảm thời gian xét duyệt hồ sơ, chi phí đăng ký, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số địa phương. Thời gian tới, Viettel Post sẽ phối hợp cùng các địa phương để đưa 100% các sản phẩm OCOP lên sàn.

Theo đại diện sàn thương mại điện tử, xác định việc thay đổi tư duy đến cách làm cho người nông dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số là một quá trình dài hạn, cần có sự tiếp xúc trực tiếp và tiếng nói của địa phương.

Khó khăn hiện nay là việc đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, nông sản sạch an toàn; đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển, đảm bảo đúng chất lượng như quảng cáo trên sàn.

Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ kinh doanh tại 63 tỉnh thành sẽ những người trực tiếp tiếp xúc với đơn vị sản xuất hàng hóa và kiểm định quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, ứng dụng từ công nghệ Scan QR cho phép trích xuất nguồn gốc xuất xứ ngay trên sàn. Vỏ Sò đã ký kết hợp tác với iCheck trong việc đảm bảo minh bạch nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Theo đánh giá của sàn thương mại điện tử, để chương trình hiệu quả hơn, cần sự phối hợp nhiều bên. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp, Văn phòng điều phối Nông thôn mới có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các tỉnh nhanh hơn, đặc biệt trong lĩnh vực logistics, thương mại điện tử.

Đại diện Viettel Post kiến nghị, UBND các tỉnh lựa chọn một số xã và giao cho đơn vị thử nghiệm hỗ trợ các hộ sản xuất chuyển một phần sang bán hàng thương mại điện tử để làm cơ sở đánh giá sự thành công và thành mô hình điểm cho các địa phương khác học tập, mục tiêu khi triển khai chương trình này giúp bà con tăng doanh thu bán hàng lên hai lần

Phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hóa, xúc tiến thương mại, giúp phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất tư nhân.

Có thể nói, sự hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử trong lĩnh vực bưu chính đang giúp cho doanh nghiệp thêm ngành nghề kinh doanh, tăng lợi nhuận nhưng cũng tạo một kênh mới trong kinh doanh nông sản. Đồng thời, giúp người tiêu dùng và các đối tác trong, ngoài nước dễ dàng tiếp cận với sản phẩm.

Theo Duy Anh
Nguồn: vietnamnet.vn

https://dongphucthienvuong.com/dong-phuc-cong-so/

 

Facebook0
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.